làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Làng tôi vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi Đọc thêm. Phú Thịnh, Mai Động huyện Kim Động. Unknown 11:18 Tại khu vực đang thi công của đoạn kè Phú Thịnh, Mai Động huyện Kim Động vẫn Ngôi làng mà tôi kể tên Vân hay Hòa Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Làng nằm dựa lưng vào vách núi, hướng mặt ra vịnh Nam Chơn hiền hòa mà thiêm thiếp ngủ giấu nỗi đau đời. Đây là khu dân cư biệt lập của những người không may mắc bệnh Người dân làng chài cổ Hàm Ninh Phú Quốc xưa nay vẫn gắn với nghề chài lưới là chủ yếu. Do đó, nơi đây ngập tràn các loại hải sản và là nơi cung cấp nguồn hải sản chính cho cả đảo Phú Quốc. Hải sản ở đây đều tươi sống, chuẩn vị biển nên có rất nhiều quán ăn hay nhà hàng ngon để bạn lựa chọn. Nghề đã đem đến nhiều đổi thay, niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người trước đó sống đời bấp bênh. Đến nay, vùng biển Nam Hòn Lao, mỗi ngày có gần 100 lao động làm nghề giũ tôm. Người ít vốn cũng sắm được một tay lưới. Trước đây, làng nghề vốn chỉ tập hợp những hộ làm khô nhỏ lẻ, lâu dần phát triển rộng, cung cấp khô cho nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. làng nghề chài lưới xã Bình Thắng hình từ rất lâu đời. Từ những ghe nhỏ đánh bắt xa bờ, nhiều ngư dân đóng ghe lớn, sắm Làng chài Bích Đầm thuộc địa phương nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo ngay nội dung bài viết này của chúng tôi. chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Quý vị những thông tin hữu ích về điểm đến du lịch không thể bỏ qua đảo Bích Đầm chỉ có 174 Vốn theo cha mẹ làm nghề chài lưới, cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó nên anh chỉ học hết lớp 5. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng anh ra ở riêng trên 1 chiếc thuyền nhỏ, tiếp nối truyền thống của gia đình, sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên dòng sông La Làng tôi ờ vốn làm nghề chài lưới.Và sau đó nhà thơ đã kể, đã tường thuật về cái làng chài của mình. Câu thơ có tính thông báo tiếp theo cho thấy đây là một làng chài ờ vùng cửa sông gần biển. compsimira1985. Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay nhất về quê hương. Trải qua bao nhiêu thời gian, những câu từ của bài thơ được rất nhiều thế hệ người Việt thuộc lòng. Bài thơ này cũng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Dưới đây là nội dung bài thơ, các thông tin liên quan đến tác giả và hoàn cảnh ra đời. Ngoài ra còn có hướng dẫn phân tích và các bài văn phân tích mẫu cho các em học sinh tham khảo. Các Nội Dung Chính1. Lời bài thơ quê hương – Tế Hanh2. Đôi nét về tác giả Tế Hanh3. Đôi nét về bài thơ4. Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh5. Phân tích bài thơ – Một số bài mẫu 1. Lời bài thơ quê hương – Tế Hanh Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ như con Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Tác giả Tế Hanh 2. Đôi nét về tác giả Tế Hanh – Tế Hanh 1921- 2009, tên khai sinh là Trần Tế Hanh – Quê quán sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác + Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương + Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến + Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật – Phong cách sáng tác thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết Các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo một số bài thơ hay cho bé khác như Bài thơ cô giáo em hay Bài thơ mưa hay bài thơ Bạn mới siêu hay nha 3. Đôi nét về bài thơ Hoàn cảnh sáng tác – Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào 1939 và sau đó được in trong tập Hoa niên 1945 Bố cục – 2 câu đầu Giới thiệu chung về làng quê. – 6 câu tiếp Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá – 8 câu tiếp Cảnh thuyền cá về bến. – 4 câu tiếp Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương Nội dung – Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. Nghệ thuật – Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng – Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa – Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật 4. Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh Mở bài – Giới thiệu tác giả , tác phẩm Quê hương là bài tiếng nổi tiếng của nhà thơ Tế Hanh – Khái quát nội dung tác phẩm bài thơ thể hiện tình quê hương sâu đậm của tác giả – một người con xa quê. Thân bài Luận điểm 1 Bức tranh làng quê miền biển và cảnh lao động của người dân chài * Bức tranh làng quê miền biển + Lời giới thiệu “vốn làm nghề chài lưới” ⇒ làng nghề đánh cá truyền thống + Vị trí sát ngay bờ biển, “nước bao vây” ⇒ Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, không rườm rà, hoa mỹ. * Cảnh lao động của người dân làng chài – Cảnh đánh bắt cá trên biển + Không gian, thời gian 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi. + Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã” + Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. ⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi. – Cảnh con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển + Người dân tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt + Hình ảnh người dân chài làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài. + Hình ảnh con thuyền động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi. ⇒ Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài. Luận điểm 2 Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương của mình – Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồn vôi”, “con thuyền rẽ song”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả. – Câu thơ cuối “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người ⇒ hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình. Luận điểm 3 Nghệ thuật – Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên. – Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo. – Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết. Kết bài – Khẳng định lại giá trị Với những đặc sắc nghệ thuật bài thơ “Quê hương” không chỉ là thành công lớn trong sự nghiệp thơ Tế Hanh mà còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi lòng sâu sắc, cảm động của tác giả đối với quê hương của mình. – Liên hệ và đánh giá tác phẩm Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương. 5. Phân tích bài thơ – Một số bài mẫu Bài mẫu số 1 Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình. “Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương. Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn. Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giấu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồm “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây. Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi. Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước. Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Hình ảnh dân làng “ồn ào”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được. Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này. Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về câu Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào khôn nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về. Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng. Bài Mẫu 2 Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhỏ nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình. Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi. Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…” Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân. Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê Tôi dang tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển Vẫn trở về lưu luyến bến sông Nhớ con sông quê hương – 1956 Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay Quê hương lý thuyết trắc nghiệm hỏi đáp bài tập sgk Câu hỏi Làng tôi ở vốn nghề chài lưới Nước trong xanh cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân chai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió nêu nội dung đoạn trích tr oi cius voi , giúp tớ huhu "Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..." Nêu nội dung của đoạn thơ trên Xem chi tiết Cho đoạn thơ sau " Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Viết đoạn văn tổng phân hợp từ 8-10 câu trình bày về đoạn thơ trên trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và 1 phép liên kết Xem chi tiết “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” Ngữ văn 8 – tập 2 Viết 1 đoạn văn5-7 câu thể hiện cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng ít nhất 2 kiểu câu theo mục đích nói đã học? Giúp tớ vs tớ sắp thi hk rĐọc tiếp“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” Ngữ văn 8 – tập 2 Viết 1 đoạn văn5-7 câu thể hiện cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng ít nhất 2 kiểu câu theo mục đích nói đã học? Giúp tớ vs tớ sắp thi hk r Xem chi tiết Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Lập dàn ý viết đoạn văn TPH 10 câu; s/d câu cảm thán, câu nghi vấn với mục đích khẳng định, s/d phép thế phân thích khổ thơ trên. mn ơi giúp mình với, mình sắp ktra rồi Đọc tiếp Xem chi tiết trình bày cảm nhận về những câu thơ sau"...khi trời trong gió nhẹ sớm mai dân trai tráng bơi thuyền đi đánh thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang cánh buồm giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng bao la thâu góp giótrích quê hương,tế hanh,ngữ văn 8 tập 2 Xem chi tiết Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường buồm trương, to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa x...Đọc tiếp Xem chi tiết "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió..."a. nội dung chính của đoạn thơ trênb. đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương em Xem chi tiết Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường buồm trương, to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...a Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nàob đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụngc nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của người lao động Việt NamĐọc tiếp Xem chi tiết Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...Câu biết mạch cảm xúc của bài thơ chứa đoạn thơ trên?giúp mình với ạĐọc tiếp Xem chi tiết Bài 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... a,Nêu nội dung của khổ thơ trên? b,Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng? c,Trình bày cảm nhận về đoạn thơ? Bài 2 nội dung khổ thơ về bức tranh tứ bình trong bài thơ “ Nhớ rừng” Thế Lữ biện pháp tu từ? tác dụng? sao nói khổ thơ là bức tranh tứ bình tuyệt đẹp? Trình bày bằng đoạn văn YOMEDIA Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Quê hương Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới…..Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Theo dõi Vi phạm Trả lời 1 Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê — nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tình yêu đó đã được hóa thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi màu sắc và đặc biệt hóa thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với người đọc về quê hương dấu yêu của mình “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp. Vùng quê đó càng trở nên đẹp hơn, như một bức tranh tươi màu sự sống khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi “sớm mai hồng” “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. Cả một khung cảnh bao la của vùng biển như được tác giả tái hiện qua câu thơ “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Tất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất. Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hóa. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào giông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ? Nổi bật lên giữa thiên nhiên đó là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng hao la thâu góp gió…”. So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngăn nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mỹ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”. Lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, tác giả như muốn huyền thoại hóa, mang màu sắc linh thiêng thổi hồn vào cánh buồm. Cánh buồm là nơi chứa đựng bao ước mơ, khát vọng của người dân làng chài vì thế nó cũng giống như hồn vía của ngôi làng. Tế Hanh đã sử dụng từ ngữ miêu tả rất tinh tế “cánh buồm giương to” chứ không phải “cánh buồm trương to”. Nếu “trương to” thì thật trần trụi, thô ráp, chỉ gợi độ rộng. Còn “giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước, đồng thời cũng đầy linh thiêng. Cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn với hình ảnh “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên được đặt đầu câu nhấn mạnh sự chủ động. Cánh buồm như vươn mình ra xa để thu hút hết những luồng gió, để tăng thêm sinh lực, mạnh mẽ vượt qua các con sóng lao ra khơi xa. Đoạn thơ miêu tả cảnh ra khơi chỉ gồm sáu câu nhưng đã lột tả được cái thần, cái chất của khung cảnh tráng lệ. Các câu thơ luôn kết thúc với âm mở a, ang, o,… như mở ra một đại dương bao la, đầy hứa hẹn những mẻ cá đầy, nơi mà con thuyền đang hướng tới. Có lẽ trên văn đàn Việt Nam hiếm có cuộc ra khơi nào mà lại được miêu tả một cách hùng tráng, kì vĩ, thấm đượm chất biển như trong thơ Tế Hanh. Ông đã viết về quê hương dấu yêu với cả tình yêu quê hương tha thiết, dạt dào. Like 0 Báo cáo sai phạm Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội! Lưu ý Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản Gửi câu trả lời Hủy ZUNIA9 Các câu hỏi mới Viết bài văn kể về việc làm tốt tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng Kể về việc làm tốt khiến bố mẹ vui lòng 28/10/2022 1 Trả lời Kể kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích 29/10/2022 0 Trả lời Kể kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích Kể kỉ niệm về con vật nuôi mà em yêu thích 29/10/2022 0 Trả lời Đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại cuộc đối đầu giữa Chị Dậu với bọn tay sai trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố _Đóng vai nhân vật kể lại cuộc đối đầu giữa Chị Dậu với bọn tay sai trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. 01/11/2022 0 Trả lời Dấu hỏi chấm sau câu "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." 01/11/2022 0 Trả lời Kể lại cái chết của lão Hạc Giúp mình với mình cần gấp 06/11/2022 0 Trả lời Nêu ý nghĩa văn bản Chiếc bát vỡ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Bác rất quý anh vì từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang, làm bố rất tự hào. Một ngày nọ, không may cậu bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói – Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. Xem thêm Người vợ mù – Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? – Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói. – Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc ,thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. Ông tiếp – Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Thì dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con. – Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động. 06/11/2022 0 Trả lời Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ 08/11/2022 0 Trả lời Cách nhận biết nội dung đề tài ,bối cảnh,chi tiết tiêu biểu , phương thức biểu đạt - nhận biết nội dung đề tài ,bối cảnh,chi tiết tiêu biểu , phương thức biểu đạt -nhận bt đc các từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ thán từ và chỉ ra tác dụng 09/11/2022 0 Trả lời Hãy đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện cô đi thăm cụ Bơ-men ac giúp e với ạ e đang cần gấp 10/11/2022 0 Trả lời Viết một một bài bút ký về thầy cô hoặc mái trường cíu đi màcái này là toi phải làm tập san cho trường á 10/11/2022 0 Trả lời Nội dung chính của ngữ liệu Nhà Nghèo,Tô Hoài từ hình ảnh phía dưới 12/11/2022 0 Trả lời Kể lạI cái chết của Lão Hạc Giúp mình với 13/11/2022 0 Trả lời Kể lại cuộc gặp gỡ người thân sau 1 năm xa cách kể lại cuộc gặp gỡ người thân sau 1 năm xa cách 13/11/2022 0 Trả lời Làm sao để có tình bạn đẹp ? Viết đoạn văn ngắn rút ra bài học từ văn bản trên. Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi Lỗi lầm và sự biết ơn Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi. Người kia hỏi Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá? Anh ta trả lời Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. theo Hạt giống tâm hồng Câu 1 Làm sao để có tình bạn đẹp ? câu 2 viết đoạn văn ngắn rút ra bài học từ văn bản trên em đang cần gấp ạ giúp em với ạ 14/11/2022 0 Trả lời Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật được nói đến trong 2 đoạn ngữ liệu sau đây Ngữ liệu 1 Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ. Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bào bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi… Trích truyện ngắn “ Một bữa no”, Nam Cao Ngữ liệu 2 Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn... Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam 16/11/2022 0 Trả lời Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật được nói đến trong 2 đoạn ngữ liệu sau đây Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật được nói đến trong 2 đoạn ngữ liệu sau đây Ngữ liệu 1 Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ. Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bào bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi… Trích truyện ngắn “ Một bữa no”, Nam Cao Ngữ liệu 2 Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn... Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam 16/11/2022 0 Trả lời Viết 1 đoạn văn kể về kỉ niệm của mình vói người bạn thân có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm Viết 1 đoạn văn kể về kỉ niệm của mình vói người bạn thân có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm 17/11/2022 0 Trả lời Viết bài văn nói về lòng kiên trì sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm nói về lòng kiên trì sử dụng yếu tố miêu tả +biểu cảm 17/11/2022 0 Trả lời Có nhận định cho rằng Ai ma tốp đã khơi dậy, mở đường cho một xã hội phát triển và tiến bộ hơn bằng sự hiểu biết của em qua văn bản "Hai cây phong". Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên Có nhận định cho rằng Ai ma tốp đã khơi dậy,mở đường cho một xã hội phát triển và tiến bộ hơn bằng sự hiểu biết của em qua văn bản "Hai cây phong" hãy làm sáng tỏ nhận định trên Nêu nhận định 22/11/2022 0 Trả lời Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới - Giới thiệu chung tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất - Cuộc đời - con người tiểu sử - Sự nghiệp sáng tác + Tác phẩm chính + Phong cách sáng tác + Vị trí trong nên văn học 24/11/2022 0 Trả lời Theo em, nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi? Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi 25/11/2022 0 Trả lời Theo em, nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-xi? Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi Giúp mình với ạ 25/11/2022 1 Trả lời Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép giúp mik với ak mik cần gâsp 28/11/2022 0 Trả lời Người xưa có câu “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta điều gì? Trong câu Người xưa có câu “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì 28/11/2022 0 Trả lời ZUNIA9 XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 YOMEDIA Đề bài Cảm nhận đoạn thơ "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới... Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"“Quê hương” là bài thơ đặc sắc nhất của Tế Hanh, in trong tập thơ “Nghẹn ngào”, xuất bản năm 1939, năm đó tác giả 18 tuổi đang học Trung học tại Huế. Tình thương nhớ quê hương yêu dấu của đứa con xa quê thấm đẫm, dạt dào trên từng dòng thơ. Đây là phần đầu bài thơ “Quê hương” “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới ... Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Hai câu thơ đầu, tác giả như cất tiếng yêu thương gọi thầm, gợi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Làng chài ở Bình Dương là nơi “tôi ở là quê cha đất tổ thuộc Quảng Ngãi, ven biển miển Trung. Con sông được Tế Hanh nhắc đến là sông Trà Bồng. Cái làng chài thân thương ấy bao bọc sông nước mênh mông. Con đường đi ra biển, con đường làm ăn được đứa con li hương nhẩm tính “ bao vây cách biển nửa ngày sông”. Chữ “vốn” trong câu thơ đầu biểu lộ niềm tự hào cúa Tế Hanh khi nói về nghề đánh cá, nghề chài lưới là một nghề truyền thống lâu đời của quê hương yêu dấu. Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một thời gian nghệ thuật, một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Đó là một rạng đông tráng lệ “ Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Các tính từ trong, nhẹ, hồng dùng rất chính xác, đã gợi tả một buổi ra khơi lí tưởng một ngày đẹp trời, sóng êm biển lặng. Nhịp thơ 3/2/3 như nhịp điệu mái chèo cắt nước cùa đoàn trai tráng đưa con thuyền ra khơi đánh cá. Những con thuyền nhẹ lướt sóng, hăm hở, hăng hái như đoàn tuấn mã phi nhanh. Sóng nước tung lên như bờm tuấn mã phi nước kiệu. Nghệ thuật so sánh và nhân hóa tả con thuyền lướt sóng ra khơi đã tạo nên một hình ảnh hữu tình, đầy thi vị. Con thuyền mang sức mạnh lao động và khí thế ra khơi của những trai tráng làng chài. Rất hăm hở và lạc quan yêu đời “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”. “Hăng” là hăng hái, là hăng say, là hăm hở. Những mái chèo to và dài như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, “phăng” xuống mặt sông nước bao la, dồn bao khí thế, bao sức mạnh mẽ cứa dân trai tráng đưa đoàn thuyền “vượt trường giang". Tế Hanh đã chọn được những từ ngữ thật đắt phăng, mạnh mẽ,vượt để gợi tả sức mạnh và khí thế ra khơi trong buổi “ sớm mai hồng” ấy “ Phăng mái chèo, mạnh vượt trường giang" Nhà thơ đã sử dụng một cách tài tình các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và nhân hóa khi nói về cánh buồm của đoàn thuyền ra khơi “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp Cánh buồm là vật cụ thể nhìn thấy được so sánh với "hồn làng", sự vật trừu tượng chỉ có thể cảm nhận bằng cảm xúc, tâm hồn. "Mảnh hồn làng" là sức mạnh lao động, chinh phục biển, là khát vọng ấm no hạnh phúc của bà con làng chài, của “làng tôi”. “Rướn” là ưỡn ngực hướng về phía trước, dồn tất cả sức mạnh và khí thế tiến vể phía trước. Cánh buồm trắng dãi dầu mưa nắng, mở rộng bao la như “thâu góp gió”, để đưa con thuyền “rướn”về phía biển. Cánh buồm là một biểu tượng tuyệt đẹp ca ngợi sức sống, sức mạnh và khí thế ra khơi của làng chài. Đoạn thơ như một trong hồi tưởng tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Cảnh sắc hữu tình nên thơ. Ngôn ngữ thơ chọn lọc, giàu hình tượng. Cảnh bình minh, đoàn trai tráng, con thuyền, mái chèo, cánh buồm, tất cả đã in sâu vào tâm hồn và kí ức cùa đứa con xa quê. Và tất cả những hình ảnh thân thuộc đó đã kết đọng thành hồn vía bài “Quê hương”. Gần bảy mươi năm trôi qua 1939-2007, những vần thơ của Tế Hanh vẫn làm xúc động mỗi chúng ta. Tế Hanh đã gửi bao tình sâu nghĩa nặng vào “Quê hương” yêu dấu.